THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE LÀ GÌ? PHÂN LOẠI THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
Hiện nay, nhiều người dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe như một biện pháp giúp tăng cường sức khỏe, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên trước khi bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe bạn cần nắm rõ khái niệm. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Nội dung
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Nhật Bản là nơi khai sinh ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, theo đó vào năm 1980 loại thực phẩm này đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được chứng minh đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Định nghĩa về thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sự khác biệt đôi chút ở mỗi quốc gia khác nhau. Tuy nhiên một khái niệm phổ biến về thực phẩm bảo vệ sức khỏe đó là: “Đây là loại thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn nhằm cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật do thiếu chất và làm đẹp từ bên trong.”

Tại Việt Nam, Bộ Y tế định nghĩa rằng:
“Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.“
Phân loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ta có thể phân loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo 6 nhóm: theo công bố; theo phương thức chế biến; theo dạng sản phẩm; theo cách quản lý; theo tác dụng và theo cách của người Nhật Bản.
Phân loại theo công bố
- Công bố dinh dưỡng:
- Công bố về hàm lượng chất dinh dưỡng
- Công bố so sánh dinh dưỡng
- Công bố không bổ sung
- Công bố về sức khỏe
- Công bố chức năng dinh dưỡng
- Công bố chức năng khác
- Công bố giảm nguy cơ bệnh tật
Phân loại theo phương thức chế biến
Trong nhóm này, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chia thành 4 nhóm nhỏ hơn bao gồm: thực phẩm bổ sung vitamin; thực phẩm bổ sung khoáng chất; thực phẩm bổ sung hoạt chất sinh học; thực phẩm được bào chế từ thảo dược.
- Thực phẩm bổ sung vitamin: nước trái cây với hương vị khác nhau giúp bổ sung vitamin C, E, beta-carotene hoặc các viên uống giúp bổ sung chất xơ…

- Thực phẩm bổ sung khoáng chất: muối bổ sung iod, bánh kẹo bổ sung calci, các loại nước bù điện giải, sữa bột bổ sung thêm acid folic.
- Thực phẩm bổ sung hoạt chất sinh học: các loại sữa được bổ sung DHA, EPA, Omega-3…
- Thực phẩm được bào chế từ thảo dược: Linh chi, Tảo, Sâm, Đông trùng hạ thảo…
Phân loại theo dòng sản phẩm
Phân loại theo dòng sản phẩm được chia thành hai dạng: Dạng thực phẩm – Thuốc hoặc Thức ăn – Thuốc.
- Thực phẩm chức năng dạng Thực phẩm – Thuốc là dạng sản phẩm được bào chế tương tự như thuốc: viên nén, viên nang, viên hoàn, dung dịch…
- Thực phẩm chức năng dạng Thức ăn – Thuốc là những món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe ví dụ như: cháo thuốc, canh bổ dưỡng,…
Phân loại theo chức năng tác dụng
Khi chia theo công dụng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ được phân như sau:
- TPBVSK hỗ trợ chống lão hóa
- TPBVSK hỗ trợ tiêu hóa
- TPBVSK hỗ trợ bệnh huyết áp
- TPBVSK hỗ trợ giảm đái tháo đường
- TPBVSK hỗ trợ bệnh xương khớp

- TPBVSK tăng cường sinh lý
- TPBVSK bổ sung chất xơ
- TPBVSK hỗ trợ chức năng cho mắt
- TPBVSK hỗ trợ làm đẹp
- TPBVSK an thần, ngăn ngừa mất ngủ
- TPBVSK tăng cường sức đề kháng
- TPBVSK hỗ trợ tim mạch
Phân loại theo phương thức quản lý
Chia theo phương thức quản lý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ được phân như sau:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đăng ký: giấy chứng nhận do cơ quan quản lý thực phẩm ở Trung ương chịu trách nhiệm.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải đăng ký: chỉ cần công bố của nhà sản xuất về sản xuất theo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý thực phẩm ban hành (TPBVSK bổ sung vitamin và khoáng chất).
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sử dụng cho mục đích đặc biệt: cần có chỉ định, giám sát của Bộ Y tế (Thực phẩm qua cho ăn qua sonde, cho các đối tượng đặc biệt nằm bệnh viện, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, nhai nuốt khó…)
Phân loại theo Nhật Bản
Tại Nhật Bản, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được phân loại theo hai nhóm chính: Nhóm các thực phẩm công bố về sức khỏe Foshu và Nhóm sản phẩm có khuyến cáo chức năng dinh dưỡng (FNFC).
- Nhóm các thực phẩm công bố về sức khỏe Foshu: là dạng thực phẩm dùng có mục đích đặc biệt, chứa các hoạt tính sinh học và có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể người. Khi sử dụng nhóm sản phẩm được công bố hàng ngày có thể mang lại những lợi ích cho cơ thể. Đây là những sản phẩm đã được đánh giá về tính an toàn, độ hiệu quả và chất lượng dựa trên các bằng chứng khoa học, được chính phủ phê duyệt và cho phép lưu hành.
- Nhóm sản phẩm có khuyến cáo chức năng dinh dưỡng (FNFC) có mục đích cung cấp các chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của cơ thể. Sản phẩm nhóm này phù hợp với những người có lượng dinh dưỡng do thức ăn vào không đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, gây ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Những sản phẩm này được tự do sản xuất và phân phối trên thị trường (nếu được cấp giấy phép sản xuất và giấy phép kinh doanh), không cần đăng ký với các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ định nghĩa về thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng như cách phân loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nếu có nhu cầu hợp tác, sản xuất thực phẩm chức năng hãy liên hệ với Napharco để được tư vấn chi tiết bạn nhé!
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NAPHARCO
Địa chỉ: Đường D1, Khu công nghiệp Yên Mỹ II, Thị trấn Yên Mỹ, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 02213.766.338
Hotline: 0916.213.968
Mail: napharcopharma.corp@gmail.com